Tam Thất Hoang

Giá: Liên hệ

MSP:

Tam thất hoang (sâm vũ diệp) loại sâm quý của việt Nam.

Tam thất hoang, thảo dược ban tặng cho thiên nhât đất trời Việt Nam, một vị thuốc rất quý có nguồn gốc từ thiên nhiên hoang dã. Tam thất hoang có những tác dụng nào, ở bài viết này mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu.

Theo wikipedia tam thất hoang còn có tên gọi khác như: tam thất rừng, sâm vũ diệp, tam thất lá xẻ.

Tên khoa học: Panax bipinnatifidus, thuộc họ nhân sâm, sâm ngọc linh (1).

Đây là loài sâm mọc hoang dưới các cánh rừng nhiệt đới, trước kia ở Việt Nam ta có khá nhiều loài tam thất hoang này, tuy nhiên do tình trạng khai thác tràn lan nên tam thất hoang cũng dần trở nên khan hiếm.

Điều đặc biệt là tam thất hoang có hình dáng và công dụng gần tương đương với sâm Ngọc Linh (Loài sâm có giá bán cao nhất trên thế giới) bởi hàm lượng dược chất trong củ và nguồn gốc đặc điểm tự nhiên.

Vì sao loài cây này lại được gọi là tam thất hoang: Bởi đây là một giống sâm tam thất, lại được chủ yếu phát hiện ở môi trường hoang dã, chưa có nơi nào trồng loại tam thất này mà chủ yếu được người dân địa phương đào từ rừng về nên mới được người dân gọi là tam thất hoang.

Mô tả hình dáng cây tam thất hoang

Là loại cây thân thảo, sống lâu năm, có cây tam thất có tuổi đời tới hàng trăm năm. Cũng giống như sâm ngọc linh, mỗi một đốt trên cây tam thất hoang tương ứng với một tuổi.

Lá tam thất hoang hình xẻ

Lá tam thất hoang hình xẻ, cuống lá dài khoảng 6 đến 8cm. Lá thuôn nhọn về sau và xẻ với nhiều khe nhỏ.

Hoa tam thất hoang màu trắng, mọc thành trùm ở nách cuống lá.

Quả tam thất hoang hình cầu, mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ.

Củ tam thất hoang dài, có nhiều nhánh so le nhau hình khúc khỉu, bên trong ruột có màu tím hoặc màu trắng hoặc màu vàng.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học có trong tam thất hoang gồm lượng hợp chất saponin rất cao và một vài dược chất khác. Theo các chuyên gia thành phần hóa học của tam thất hoang gần như tương đồng với sâm ngọc linh và cao hơn một số loại nhân sâm có bán trên thị trường hiện nay (2)

Công dụng của tam thất hoang

Do được lấy ở môi trường hoang dã nên sâm vũ diệp mang rất nhiều những đặc tính quý giá mà ít có loài sâm nào có được (Hầu hết sâm trên thị trường hiện nay đều là loại trồng). Dưới đây là một số tác dụng chính của vị thuốc này theo kinh nghiệm dân gian:

  • Bổ dưỡng, giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
  • Giúp cầm máu, tiêu sưng, giảm vết bầm tím do trấn thương
  • Bổ máu, giúp da dẻ hồng hào hơn
  • Tác dụng giảm mệt mỏi
  • Tác dụng cầm máu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch (3)

Ngoài ra tam thất hoang còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác. Bạn hãy hỏi bác sỹ để biết cách sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Do là một thảo dược hoang dã nên những công dụng quý của tam thất hoang rất nhiều, có những tác dụng chỉ trong quá trình sử dụng chúng ta mới khám phá ra nó.

  1.                         Củ tam thất tươi

Cách dùng tam thất hoang

Có ba cách sử dụng đó là dùng ngâm rượu, dầm mật ong hoặc dùng sắc uống.

Cách ngâm rượu tam thất hoang

Chuẩn bị: 1kg củ tươi, 1 bình thủy tinh miệng rộng, 8 lít rượu gạo 40 độ.

Cách làm: Rửa sạch củ, nhất là các kẽ sao cho sạch đất cát, các nhánh, rễ già úa. Để dáo nước, sau đó tráng qua một lần rượu. Bỏ nguyên cả củ sâm không thái vào bình, đổ ngập rượu sao cho rượu ngập hết sâm trong bình, đậy nắp kín.

Tỷ lệ ngâm: 1kg tam thất hoang tươi ngâm với khoảng 8 lít rượu 40 độ. Ngâm trong thời gian khoảng 3 tháng là dùng được.

Cách dùng: Mỗi ngày dùng khoảng 1 đến 2 ly nhỏ là đủ, không dùng nhiều.

Cách dầm mật ong:

Chuẩn bị: 1kg sâm tươi, 1 lít mật ong, 1 bình miệng rộng

Cách làm: Tam thất tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Đem ngâm với mật ong trong thời gian khoảng 10 ngày là dùng được. Hỗ hợp mật ong tam thất sử dụng hàng ngày, sau bữa ăn, mỗi bữa 1 thìa cà phê sẽ rất tốt cho sức khỏe và làn da.

Cách sắc uống (Thường dùng củ khô).

Củ khô 3 đến 5g hãm nước uống hoặc sắc với các vị thuốc khác.

Ai không nen dùng tam thất hoang ?

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ nhỏ dưới 16 tuổi
  • Người huyết hư
  • Người bị tiêu chảy

Là những đối tượng không nên dùng tam thất hoang.