Hắc kỷ tử hay còn gọi là kỷ tử đen, khác với kỷ tử đỏ (Câu kỷ tử). Đây là loại quả mọc hoang dã ở Tây Tạng. Nếu so sánh với Câu kỷ tử, Hắc kỷ tử quý hiếm và tuyệt vời hơn nhiều, ng
Kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây Khởi tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. (Lycium chinense mill). Thời cổ đại, nó còn được gọi bằng các tên như Thiên tinh (tinh của trời), Địa tiên (tiên của đất), Khước lão (đẩy lui tuổi già)…, điều đó cho thấy giá trị đặc sắc của vị thuốc này.Kỷ tử đỏ – kéo dài tuổi thọTheo hồ sơ thảo dược cổ xưa ghi chép lại, kỷ tử đỏ có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện thị lực và sức khỏe toàn diện lên gan. Các chuyên gia sức khỏe dưỡng sinh và đông đảo quần chúng đều tôn sùng giá trị của kỷ tử trong việc chăm sóc thị lực. Ngoài ra, kỷ tử còn có tác dụng bổ thận ích tinh, là một sản phẩm lý tưởng để chăm sóc sức khỏe thể chất.
GS Từ Tích Sơn hiện đã 88 tuổi, làm việc trong ngành thuốc đông y đã hơn 60 năm, được người dân Trung Quốc gọi là “kỳ nhân bốc thuốc” vì những thành tựu trong nghề dược Đông y. GS Sơn không chỉ giỏi chuyên môn, ông còn là người thực hiện các phương pháp dưỡng sinh và ứng dụng cho bản thân vô cùng thành công. Khi đã ở tuổi gần 90 nhưng dáng vẻ bên ngoài của ông vô cùng săn chắc, rắn rỏi, mạnh khỏe. Mắt sáng, đọc sách bình thường, thậm chí còn làm việc qua mạng để tư vấn sức khỏe cho nhân dân một cách thành thạo với máy tính và các thiết bị công nghệ.Bí quyết của ông chính là: đã hơn 10 năm, ông duy trì mỗi buổi sáng ăn một nắm kỷ tử, sau khi thức dậy, số lượng khoảng 20 gam/ngày. GS Sơn cho rằng, kiên trì ăn hạt kỷ tử còn tốt hơn uống đông trùng hạ thảo.
Trên thực tế, việc nhai hạt kỷ tử khô từ xa xưa đã được ghi lại trong cuốn sách “Ngoại khoa toàn thư” rằng, buổi tối trước khi ngủ nhai 30g kỷ tử, có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, bổ gan, giúp tinh thần phấn chấn… Theo thống kê, kể từ triều đại nhà Hán đến triều đại nhà Thanh (TQ) có khoảng 32 tài liệu y tế nổi tiếng nhất ghi lại tác dụng của kỷ tử đối với việc dưỡng sinh và kéo dài tuổi thọ.Kỷ tử đen – vật báu trời banKhác với Câu kỷ tử, Hắc kỷ tử quý hiếm và tuyệt vời hơn nhiều, được người dân Tây Tạng coi là món quà vô giá trời ban. Hắc kỷ tử Tây Tạng sở hữu lượng OPCs cực lớn, nồng độ cao nhất được phát hiện trong tự nhiên hiện nay. OPC là bioflavonoids (các hợp chất thực vật phức tạp phức tạp) được tìm thấy trong trái cây, rau và một số loại vỏ cây nhất định có lợi ích dinh dưỡng cho cơ thể người. Các nghiên cứu cho thấy mức độ oxy hóa của OPCs mạnh gấp 20 lần so với vitamin C và mạnh gấp 50 lần so với vitamin E.
Chính vì thế, hắc kỷ tử Tây Tạng có những công dụng tuyệt vời như sau:– Ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư: Các OPC giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa sản xuất tế bào ung thư hoặc khả năng phát triển khối u ung thư.– Cung cấp hàm lượng cao chất dinh dưỡng, chất chống oxy hoá và chống lão hóa: OPC trong hắc kỷ tử là chất chống oxy hóa tự nhiên hiệu quả nhất bằng cách làm giảm và sửa chữa các tế bào bị hư hại do hậu quả của sự viêm và sự oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Nó cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể để gia tăng tuổi thọ.– Giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim: Hắc kỷ tử Tây Tạng giúp ngăn ngừa sự hình thành cholesterol oxid hóa trên thành động mạch. Theo cách này, nó bảo vệ động mạch khỏi bệnh tim mạch và cũng đã chứng minh để cải thiện lưu thông máu.
– Bảo vệ và cải thiện thị lực: OPC đã được sử dụng để chữa bệnh võng mạc tiểu đường (bệnh thị lực do tiểu đường) đồng thời được sử dụng để chống lại biến chứng của phẫu thuật đục thủy tinh thể. Do vậy, hắc kỷ tử Tây Tạng là liều thuốc tự nhiên cho những ai có bệnh về thị lực hay thường xuyên làm công việc ảnh hưởng đến mắt.–Ổn định chức năng tế bào não: Nghiên cứu cho thấy procyanidins giàu có trong hắc kỷ tử Tây Tạng có thể bảo vệ màng tế bào và các dây thần kinh sọ khỏi oxy hóa, để duy trì chức năng não ổn định, bảo vệ não khỏi các chất độc hại và các độc tố gây hại.
Có 1 điều khiến hắc kỷ tử Tây Tạng trở nên kì diệu, đặc biệt đối với phụ nữ. Đó là, khi ta pha hắc kỷ tử Tây Tạng với nước có tính kiềm (nước máy đun sôi) thì nó sẽ thành màu xanh lam. Nhưng khi pha hắc kỷ tử Tây Tạng với nước có tính acid (nước suối khoáng đun sôi) thì lại trở thành màu tím hồng. Điều này làm chị em rất thích thú, bởi phụ nữ ưa cái đẹp mà hắc kỷ tử Tây Tạng pha ra màu nào cũng đẹp kì diệu. Uống thơm hậu ngọt, vẫn mùi kỷ tử thanh thanh và ly trà dần dần loang màu đẹp một cách kỳ diệu.
Thông thường, già trẻ gái trai đều thích hợp sử dụng kỷ tử, ở vùng đất Ninh Hạ – nơi sinh trưởng của kỷ tử tốt nhất ở Trung Quốc, người dân xem kỷ tử như một loại quả khô để ăn vặt, hàng ngày đều bốc lên ăn sống. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, bởi vì bản thân kỷ tử là thuốc, thông thường, người sau 40 tuổi mỗi ngày ăn khoảng 20 gr là thích hợp nhất. Nếu muốn có được hiệu quả chữa bệnh, tốt nhất ăn khoảng 30 gr mỗi ngày. Không phải tất cả mọi người đều thích hơp dùng kỷ tử. Do công dụng ấm nóng của kỷ tử rất mạnh, người đang cảm sốt, cơ thể có chứng viêm, đau bụng đi ngoài tốt nhất không nên ăn.